Trông Mai Ngóng Tết
Cứ đến cuối năm, má tôi chẳng mấy khi nhớ ngày dương lịch, chỉ chăm chăm đếm ngày âm, nhất là khi tháng Chạp về. Hồi trước, nội tôi cũng vậy.mai vàng quê dừa bến tre Ngày nào cũng lật lịch, ngó tới ngó lui để canh ngày lặt lá mai, sao cho hoa nở đúng ba ngày Tết.
Lặt lá mai thường rơi vào rằm tháng Chạp, cả xóm ai cũng rủ nhau làm cho đúng ngày. Nhà này vừa gọi í ới, nhà kia đã lật đật kéo nhau ra sân, người lớn chỉ bảo, con nít thì thích thú lăng xăng. Đứa cầm chổi gom lá, đứa phụ nhặt, có đứa chỉ ham đi loanh quanh "điều tra" xem nhà ai trồng nhiều mai để xin phụ một tay.
Mai trút hết lá, chỉ còn lại những nụ hoa bé tí, đám trẻ lại tranh nhau cá độ xem mai nhà nào sẽ nở đúng mùng Một. Có nhà mai bung rộ trước Tết, có nhà qua rằm tháng Giêng mới chịu khoe sắc. Còn nở đúng giao thừa hay sáng Mùng Một thì coi như năm đó gia chủ gặp lộc lớn.
Xem thêm: phôi mai vàng giá rẻ
Ngày nhỏ, nội dạy tôi lặt lá mai phải cẩn thận, không được mạnh tay kẻo rụng búp, gãy cành. Cây mai trước sân nhà nội là cả một sự nâng niu, không chỉ là loài hoa đón Tết mà còn là kỷ niệm của ông bà.
Nội không chỉ trông mai mà còn trông cả con cháu. Mỗi lần lặt lá, bà lại đếm ngày, lo lắng không biết ba tôi có kịp về giẫy mả ông bà hay không. Chiều nay, tôi cũng gọi về nhà, nhắc ba chuyện lặt lá mai. Ba cười khà khà: “Tao lặt từ sáng rồi, chỉ có bây đi làm mới lo quên ngày quên tháng thôi!”. Nghe giọng ba mà thấy y như nội ngày xưa.
Nhìn những cây mai trơ trọi lá, lòng ai cũng nao nao. Tết sắp đến, nhà nhà lại lo nếp đậu, bánh mứt, sắm sửa đủ đầy. Ngày nay, người ta có thuốc làm rụng lá mai nhanh, không phải cặm cụi từng chiếc như ngày xưa. Mai cũng muôn kiểu, nhiều loại khác nhau, nhưng với tôi, không gì đẹp bằng những cây mai quê nhà – nơi bao đời vẫn gắn với Tết và những ký ức thân thương. Các bạn có thể tham khảo thêmTop 7 vườn mai vàng lớn đẹp nhất Việt Nam 2025.